Gợi Ý 6 Dạng Email Marketing Ấn Tượng và Hiệu Quả

Khi khách hàng chấp nhận đăng ký vào email lead trên website của bạn, cũng chính là thời cơ để bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi. Ngoài những trải nghiệm người dùng bạn đem tới cho khách hàng khi họ tham quan website, đâu là cách tốt nhất để giữ chân họ, và đưa họ trở thành những vị khách trung thành? Không gì khác chính là Email Marketing. Bạn hãy tự hỏi: mình đã làm được những gì để tăng tỉ lệ chuyển đổi từ các chiến dịch email? Có ai đó sẽ Pin email đó thành “Mẫu email marketing tuyệt vời nhất” trên Pinterest không?

Việc theo dõi chặt chẽ các số liệu marketing thu được và thực hiện các bài kiểm trả A/B test sẽ giúp bạn có được một phiên bản email hoàn hảo nhất cho chiến dịch email của mình. Hoặc bạn cũng có thể học hỏi lại từ các doanh nghiệp đi trước và đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi!

Những gì chúng ta biết và những gì chúng ta đã làm không hẳn sẽ áp dụng tốt với chính doanh nghiệp của mình. Vậy nên, việc học hỏi từ những người xung quanh là một phần quan trọng để cải thiện các chiến lược kinh doanh.

Trong bài viết này, tôi đã tổng hợp lại 6 dạng email marketing ấn tượng nhất, cùng với những ý tưởng thú vị mà trước đó có thể bạn chưa nghĩ tới, từ đó cải thiện tối đa các chiến lược tiếp thị email cho doanh nghiệp.

1) Email chào mừng khách hàng mới (Welcome new visitors)

Cũng giống như khi bạn bắt đầu một mối quan hệ, bạn cần giới thiệu bản thân mình với người đối diện, từ đó khơi gợi họ sự tò mò muốn biết thêm nhiều về bạn hơn. Trong kinh doanh cũng vậy. Đặc biệt là trong Thương mại điện tử, nơi mà người mua cho tới hàng trăm website để lựa chọn, việc chủ động tiếp cận với khách hàng từ đó tạo ấn tượng tốt với họ về thương hiệu của mình sẽ là cơ hội tốt để bạn tăng tỉ lệ chuyển đổi với những khách hàng tiềm năng này.

Ở ví dụ về mẫu email welcome của Aritzia, điều khiến tôi thích thú ở đây là cách thiết kế bố cục rất khéo léo cùng với cách bố trí thông điệp thông minh. 3 điểm vượt trội trong cách thức bán hàng của thương hiệu được mô tả rõ ràng, hấp dẫn cùng hình ảnh minh họa.

Với những khách hàng truy cập lần đầu, họ chỉ lướt sơ qua vài trang sau đó rời đi. Nhưng nếu họ nhận được một email kèm những hình ảnh, thông điệp được viết cẩn thận, có thể họ sẽ click vào đường dẫn và trở lại trang web của bạn để khám phá nhiều hơn.

2) Email khích lệ những khách chưa từng mua hàng

Với những vị khách mới truy cập vào cửa hàng của họ, trong số đó có thể chưa từng đặt hàng, hoặc chưa từng có ý định mua hàng. Tuy nhiên, rất có thể họ cảm thấy hứng thú với sản phẩm của bạn, nhưng hiện tại chưa có nhu cầu mua và sẽ quay trở lại sau. Đây chính là cơ hội để bạn có thể gửi các email dưới dạng khích lệ mua hàng.

Thrive Market có một chiến lược tiếp thị khá thông minh. Họ khích lệ người mua bằng cách gửi tặng cho họ mức ưu đãi mà bất kỳ người mua hàng lần đầu nào cũng sẽ thích – Mã giảm giá! Với những ai vẫn còn chần chừ sử dụng dịch vụ của bạn, thì một ưu đãi đặc biệt dành riêng cho họ sẽ là động lực khiến họ muốn mua thử với đơn hàng đầu tiên này. Thrive Market thậm chí còn tăng tính hối thúc bằng cách giới hạn thời gian sử dụng chiết khấu.

Hãy xem phần giảm giá này như chi phí bỏ ra cho marketing để có được đơn đặt hàng đầu tiên từ khách hàng, từ đó có thể khiến họ trở thành khách hàng trung thành của mình và đặt mua hàng nhiều hơn về sau.

3) Email khuyến khích hoàn thành các giỏ hàng bị bỏ lại (Abandoned carts)

Mỗi ngày, bạn nhận thấy một lượng lớn các truy cập vào website của mình thông qua các chiến dịch quảng cáo trên Google và các trang mạng xã hội khác. Rất nhiều người đang say sưa nói về sản phẩm của bạn. Nhưng vậy thì sao? Điều đó có đồng nghĩa với việc bạn nhận được nhiều đơn hàng hơn hay không?

Không hẳn vậy. Tỷ lệ trung bình của các đơn hàng bị bỏ lại vào khoảng 68%. Có nghĩa là, cứ khoảng 10 người thêm sản phẩm vào giỏ hàng, thì sẽ có đến 6-7 đơn không được hoàn thành. Nếu bạn đầu tư một khoản khá lớn vào việc gia tăng lưu lượng truy cập, tỷ lệ đơn hàng bị bỏ lại này chắc chắn sẽ làm tổn hại không nhỏ đến lợi nhuận của bạn.

Vậy làm cách nào để khắc phục lỗ hỏng này, thuyết phục những vị khách kia quay lại và hoàn thành đơn hàng thông qua email marketing?

Chiến dịch email thuyết phục khách hàng hoàn thành giỏ hàng của Ralph Lauren là một trong những ví dụ điển hình mà bạn có thể học hỏi và làm theo. Dạng email này có hiệu quả khá cao vì hầu hết những người mua này chưa hoàn thành thanh toán có thể vì những lý do như website bị sập, hoặc bị sao nhãng bởi các yếu tố khác v.v… Ralph Lauren cố gắng lấy lại phần doanh thu dang dở này bằng cách gửi email nhắc nhở khách về món hàng họ đã bỏ lỡ và thuyết phục họ quay trở lại trang web để thanh toán.

Với bố cục email đơn giản: phông nền trắng, rõ ràng, cách phối màu nhất quán, nút kêu gọi hành động CTA, và phần quan trọng nhất chính là gợi ý những món hàng khác trong trường hợp họ không còn thích những sản phẩm đã chọn.

Cho dù chiến dịch email này được thực hiện hoàn hảo đến mức nào, nó cũng không thể đảm bảo 100% khách hàng sẽ quay lại và hoàn thành đơn hàng được. Tuy nhiên, chỉ cần có được lại 20-30% trong số doanh thu bị mất thôi cũng xứng đáng để bạn bỏ thời gian để thực hiện, đặc biệt là với chiến dịch có chi phí thấp như email marketing.

4) Email dưới dạng lời mời giới thiệu (referral invitation)

Lưu lượng truy cập eCommerce từ các kênh giới thiệu là kênh lớn thứ ba chỉ sau lưu lượng trực tiếp và từ công cụ tìm kiếm. Nó thậm chí còn cao hơn lưu lượng từ các trang mạng xã hội.
Ở thời điểm mà mọi thứ có thể tìm thấy trên Internet, mọi người dường như bị choáng ngợp bởi sự đa dạng của các loại hàng hóa, dịch vụ trực tuyến. Điều có thể khiến họ tin tưởng đó chính là một lời khuyên được truyền miệng từ người thân và bạn bè. Đó chính là lý do tại sao email dạng lời mời giới thiệu lại là một chiến lược thông minh và hiệu quả để thu hút lưu lượng truy cập thông qua những khách hàng hiện tại của bạn.

Lấy chiến dịch của Harry’s làm ví dụ: để khuyến khích người mua giới thiệu sản phẩm đến nhiều người, thương hiệu này đã đề xuất tặng quà cho cả người giới thiệu và người nhận giới thiệu. Người mua sẽ không ngần ngại gì mà không click vào nút “Choose your friends” và chỉ mất 2 phút để cả họ và bạn mình nhận được một sản phẩm miễn phí từ thương hiệu.
Họ thậm chí còn trích dẫn một số bình luận của các khách hàng khác cũng yêu thích sản phẩm, không những giúp người xem có thêm động lực để giới thiệu – mà còn tạo ra giá trị và đem lại niềm vui.

5) Email đề xuất sản phẩm phù hợp với từng khách hàng

Việc đề xuất mang tính cá nhân hóa ngày càng trở nên phổ biến trong Thương mại điện tử là điều không thể chối cãi. Một số kết quả nghiên cứu gần đây thực hiện bởi Barilliance đã chứng mình rằng 12% trong tổng doanh từ thương mại điện tử đến từ việc đề xuất các sản phẩm, và những vị khách click vào các sản phẩm được đề xuất cho tỷ lệ chuyển đổi cao hơn 5.5 lần so với những người mua hàng thông thường khác.

Vậy nếu việc đề xuất sản phẩm phù hợp với từng cá nhân là một chiến lược Thương mại điện tử hiệu quả, vậy tại sao bạn không áp dụng nó vào email marketing chứ?

Trên đây là ví dụ của Crate&Barrel về cách họ áp dụng việc đề xuất vào email marketing: sau khi mua hàng, khách hàng sẽ nhận được email cảm ơn, kèm theo đó là một số các đề xuất về sản phẩm phụ hợp và có thể họ sẽ thích, dựa vào đơn hàng vừa qua. Bạn có muốn biết tại sao đây lại là một cách làm hết sức thông mình không?

• Thứ nhất, đây là một cách hay để gửi lời cảm ơn đến khách hàng đã mua hàng của bạn. Khiến họ cảm thấy được quan tâm, mang đến trải nghiệm tốt cho họ về thương hiệu và khiến họ muốn quay lại nhiều hơn.

• Tiếp đến là đề xuất các sản phẩm có thể khách hàng sẽ thích. Bằng cách phân tích những gì khách đã xem trên web, đã thêm vào giỏ hàng hoặc đã mua trước đó, bạn hoàn toàn có thể đoán được nhu cầu của họ và những gì thật sự phù hợp với họ.

• Cuối cùng, không ai thích nhận email quảng cáo hay khuyến mãi cả. Và những email dạng giới thiệu sản phẩm này rất dễ bị họ phớt lờ và bỏ qua. Tuy nhiên, họ sẽ thích nhận được email cảm ơn sau khi mua hàng. Vì vậy, việc kết hợp giữa email cảm ơn và đề xuất sản phẩm sẽ là cách tuyệt vời để bạn tạo ấn tượng với khách hàng.

6) Email xin nhận xét về sản phẩm đã mua

Trên thực tế, có tới 90% khách hàng online sẽ đọc nhận xét trước khi mua sản phẩm. Và 88% người tiêu dùng tin những đánh giá này như một lời khuyên cá nhân.

Cho dù mô tả sản phẩm có hấp dẫn đến mức nào, người mua hàng cũng chỉ coi đó là quảng cáo (hãy thành thực nào, những gì bạn viết về sản phẩm chỉ là quảng cáo mà thôi, phải không?). Khách hàng cần nhiều hơn thế để sẵn sàng trả tiền : Nhận xét và những lời chứng thực từ các khách hàng đã mua trước đó – những người đã thật sự trải nghiệm sản phẩm của bạn.

Mountain HardWear đã thực hiện chiến dịch này bằng cách: Sau mỗi đơn hàng, họ sẽ gửi email cho khách hàng để hỏi xin nhận xét về các mặt hàng đã mua. Cách họ thuyết phục khách hàng dành thời gian viết nhận xét rất đơn giản và dễ hiểu: nhận xét của khách hàng giúp họ có động lực để cải thiện sản phẩm cho những người yêu thích thương hiệu và giúp người khác có được lựa chọn đúng về việc nên mua món hàng nào.

Còn có cách để tăng cơ hội nhận được nhận xét, nhưng Mountain HardWear vẫn chưa thực hiện được, chính là cung cấp lợi ích trực tiếp cho người viết nhận xét. Viết đánh giá có lợi cho cả thương hiệu và những người mua sắm khác, nhưng còn họ, họ có thể nhận được gì từ việc dành thời gian để làm việc này? Hãy gửi tặng họ mã giảm giá, quà tặng miễn phí hoặc giao hàng miễn phí cho các lần mua tiếp theo. Bạn không chỉ có cơ hội nhận được nhận xét, mà còn khiến khách hàng quay trở lại mua hàng vì những phần thưởng mà họ nhận được.


Jul 20, 2023

1 0